Quản Lý

Chẩn đoán và đánh giá dị ứng đạm sữa bò (CMPA) ở trẻ được hướng dẫn bởi các khuyến nghị từ NICE, MAP/iMAP, ESGHAN, và RCPCH.1-4


Một số cơ quan quốc tế và Liên Minh Châu Âu (EU) đã công bố các hướng dẫn hỗ trợ quản lý hiệu quả CMPA.1-12


Năm 2023, Hội Nhi khoa Việt Nam cũng đưa ra cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em.13

Các khuyến nghị quan trọng trên thế giới và tại Việt
Nam trong quản lý dinh dưỡng cho trẻ CMPA

TRẺ SƠ SINH BỊ CMPA VÀ ĐƯỢC NUÔI BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN
Để quản lý CMPA ở trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, cần thử loại bỏ nghiêm ngặt protein gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của người mẹ.1-3,13
TRẺ SƠ SINH BỊ CMPA VÀ KHÔNG ĐƯỢC NUÔI BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN
Trẻ sơ sinh bị CMPA không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn nên sử dụng đầu tay công thức sữa không gây dị ứng (hypoallergenic) từ đạm thủy phân hoàn (eHF).1–3,12
hyphen
Trường hợp trẻ bị CMPA mức độ nhẹ đến trung bình, eHF là lựa chọn khuyên dùng hàng đầu,2,3,13 với bằng chứng không gây dị ứng trên ít nhất 90% trẻ sử dụng.3,14
Trường hợp công thức thủy phân hoàn toàn không hiệu quả (~10%), hoặc trẻ bị viêm da cơ địa nặng, cần sử dụng sữa công thức gốc acid amin (AAF) trong 2-4 tuần.2,3,13
Chiến lược quản lý dài hạn 3,13
tick iconLoại bỏ tất cả các nguồn sữa bò
tick iconCân nhắc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc dùng eHF/AAF (tùy theo mức độ dung nạp) trong 6 tháng hoặc cho đến 9–12 tháng tuổi
tick iconTheo dõi tiến triển khả năng dung nạp ở trẻ
Các công thức KHÔNG PHÙ HỢP cho trẻ CMPA
icon

Các công thức sữa và thực phẩm bổ sung có chứa protein sữa bò hoặc protein sữa động vật chưa được biến đổi khác (ví dụ: sữa dê hoặc cừu).15

icon

Sữa công thức thủy phân một phần (pHF) vẫn có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.3,13

icon

Sữa đạm đậu nành không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.3,13 Hàm lượng phytate và chất xơ cao có thể liên kết với sắt và kẽm,16 làm giảm hấp thu khoáng chất và nguyên tố vi lượng ở trẻ.13

Thông tin thêm

Thông tin thêm về chẩn đoán và quản lý dị ứng đạm sữa bò (CMPA) có thể được tìm thấy trong các hướng dẫn sau:

Hướng dẫn từ Hội Nhi Khoa Việt Nam

Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc ban đầu

Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc thứ cấp

Tài liệu tham khảo

  1. National Institute for Health and Clinical Excellence. CG116:Food allergy in children and young people. 2011
  2. The Milk Allergy in Primary Care (MAP) Guideline 2019. The GP Infant Feeding Network (UK). Updated October 7, 2019. Accessed March 18, 2025.
  3. European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition. 2024 An ESPGHAN Position Paper on the Diagnosis, Management, and Prevention of Cow’s Milk Allergy. Accessed March 18, 2025.
  4. Royal College of Paediatrics and Child Health. Allergy care pathways for children: food allergy. 2011
  5. Fiocchi A, et al. World Allergy Organ J. 2010;3(4):57-161.
  6. Vandenplas Y, et al. Arch Dis Child. 2007;92(10):902-908.
  7. du Toit G, et al. Arch Dis Child Educ Pract Ed. 2010;95(5):134-144.
  8. Host A, et al. Arch Dis Child. 1999;81(1):80-84.
  9. National Institute for Health and Clinical Excellence. CG57: Atopic eczema in children. 2007
  10. Agostoni C et al. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006;42:352-61
  11. Department of Health. CMO’s Update 37. 2004
  12. Host A et al. Allergy. 1990;45:587-59613.
  13. Hội Nhi khoa Việt Nam. Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Hà Nội; 2023.
  14. American Academy of Pediatrics. Pediatrics 2000;106:346-9
  15. El-Hodhod MA, et al. World J Pediatr. 2021;17(6):576-589.
  16. Verduci E, et al. Front Pediatr. 2020;8:591988. Published 2020 Nov 17.
  17. Dupont C et al. Brit J Nutr 2012;107:325–38
  18. Venter et al. Clin Transl Allergy (2017) 7:26 DOI 10.1186/s13601-017-0162-y
  19. Nyankovskyy S, et al. Pediatria Polska. 2016;91(6):521-527.