Quản lý
Xây dựng khả năng dung nạp đường miệng
Sự dung nạp đường miệng là gì?
Đây là trạng thái cân bằng miễn dịch, khi các tế bào T điều tiết ngăn ngừa các phản ứng quá mẫn nguy hiểm đối với các kháng nguyên vô hại.2
- Mục tiêu cuối cùng của việc quản lý dị ứng sau khi triệu chứng giảm là đạt được sự dung nạp đường miệng.3,4
- Trung bình, hầu hết trẻ sơ sinh mắc dị ứng đạm sữa bò (CMPA) sẽ đạt được sự dung nạp đường miệng tự nhiên khi lớn lên. Trẻ em mắc dị ứng qua trung gian IgE thường vượt qua tình trạng này khi từ 3-5 tuổi, trong khi trẻ em mắc dị ứng không qua trung gian IgE vượt qua ở độ tuổi 1-2.3,5
- Thời gian đạt được sự dung nạp đường miệng càng nhanh thì thời gian sống thoải mái không bị ảnh hưởng bởi CMPA càng sớm.5
Quẩn thể vi sinh (Microbiota) và Hệ gene vi sinh (Microbiome)
Hệ gene vi sinh (Microbiome)
Sự gián đoạn mối quan hệ vi sinh có thể dẫn đến các trạng thái bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm mạn tính, tự miễn dịch và rối loạn thần kinh.6
Quẩn thể vi sinh vật (Microbiota) là gì?
Quần thể vi sinh vật (microbiota) là cộng đồng vi sinh vật trong cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và bệnh tật.2Đây là một cộng đồng phức tạp và linh động, đặc thù cho mỗi người.7
Hệ gene vi sinh (Microbiome) là gì?
Gồm vi sinh vật, hệ gene của chúng và các điều kiện môi trường sống xung quanh chúng.2

Lợi khuẩn (Probiotics) và hệ gene vi sinh vật8-10
Không phải tất cả các probiotic đều giống nhau, và cần thận trọng khi chọn một probiotic vì lợi ích lâm sàng phụ thuộc vào tính đặc hiệu của chủng và phải được nghiên cứu khoa học để chứng minh hiệu quả lâm sàng.
Probiotic đã được đề xuất làm biện pháp phòng ngừa và điều trị, nhằm khôi phục thành phần và chức năng khỏe mạnh của hệ vi sinh vật đường ruột.
Chủng probiotic cụ thể như Lactobacillus rhamnosus GG (LGG), có khả năng thay đổi hệ vi sinh vật theo cách giúp phát triển khả năng dung nạp miễn dịch với các kháng nguyên trong thực phẩm, điều này đã được chứng minh lâm sàng ở trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò.9 Các nghiên cứu cho thấy một công thức casein thủy phân cao với LGG® giúp trẻ trở lại dùng sữa nhanh hơn so với các công thức khác, với khoảng 80% trẻ sơ sinh trở lại dùng sữa bò sau 12 tháng sử dụng.11,12
Hướng dẫn dung nạp qua đường miệng chủ động - Thang sữa iMAP13
Thông tin thêm
Thông tin thêm về chẩn đoán và quản lý dị ứng đạm sữa bò (CMPA) có thể được tìm thấy trong các hướng dẫn sau:
Hướng dẫn từ Hội Nhi Khoa Việt Nam
Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc ban đầu
Tài liệu tham khảo
- National Institute for Health and Clinical Excellence. CG116:Food allergy in children and young people. 2011
- The Milk Allergy in Primary Care (MAP) Guideline 2019. The GP Infant Feeding Network (UK). Updated October 7, 2019. Accessed March 18, 2025.
- European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition. 2024 An ESPGHAN Position Paper on the Diagnosis, Management, and Prevention of Cow’s Milk Allergy. Accessed March 18, 2025.
- Royal College of Paediatrics and Child Health. Allergy care pathways for children: food allergy. 2011
- Fiocchi A, et al. World Allergy Organ J. 2010;3(4):57-161.
- Vandenplas Y, et al. Arch Dis Child. 2007;92(10):902-908.
- du Toit G, et al. Arch Dis Child Educ Pract Ed. 2010;95(5):134-144.
- Host A, et al. Arch Dis Child. 1999;81(1):80-84.
- National Institute for Health and Clinical Excellence. CG57: Atopic eczema in children. 2007
- Agostoni C et al. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006;42:352-61
- Department of Health. CMO’s Update 37. 2004
- Host A et al. Allergy. 1990;45:587-59613.
- Hội Nhi khoa Việt Nam. Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Hà Nội; 2023.
- American Academy of Pediatrics. Pediatrics 2000;106:346-9
- El-Hodhod MA, et al. World J Pediatr. 2021;17(6):576-589.
- Verduci E, et al. Front Pediatr. 2020;8:591988. Published 2020 Nov 17.
- Dupont C et al. Brit J Nutr 2012;107:325–38
- Venter et al. Clin Transl Allergy (2017) 7:26 DOI 10.1186/s13601-017-0162-y
- Nyankovskyy S, et al. Pediatria Polska. 2016;91(6):521-527.